Phào chỉ hay còn được gọi là len tường. Đây là một loại vật liệu được thi công, lắp đặt, sử dụng như một phụ kiện trang trí cho không gian nội thất trong nhà.
Hiện nay, phào chỉ được xem là một chi tiết không thể thiếu cho mọi không gian, dù theo phong cách cổ điển, tân cổ điển hay hiện đại. Nhắc đến phào chỉ ta thường nghĩ ngay đến phào trần hay chỉ tường, nhưng phào chỉ còn nhiều ứng dụng hơn bạn tưởng đó. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những cách tận dụng triệt để công dụng của phào chỉ vào trang trí nội thất nha.
Phào chỉ dùng để nẹp viền – làm chỉ khung cửa
Nhắc đến trang trí nội thất thì không thể không nhắc đến phào chỉ. Phào chỉ vẫn thường gắn liền với những bức tường. Tạo hiệu ứng chuyển tiếp cho các vách tường, hay che đi khuyết điểm cho bức tường. Nhưng phào chỉ còn dùng để tạo điểm nhấn cho trần nhà, giúp trần nhà trở nên sang trọng, bắt mắt hơn.
Không những vậy, công dụng trang trí của phào chỉ còn được phát huy tác dụng tạo sự tinh tế, bắt mắt cho những đồ nội thất trong nhà bởi những đường nẹp viền nhẹ nhàng với hoa văn tỉ mỉ, kỳ công như: Tủ, bàn, gương, sofa… Ngoài ra, phào chỉ còn được sử dụng tại các nơi ra vào, mỗi điểm sẽ được thiết kế một kiểu khác nhau tạo sự thu hút đầy thú vị cho người xem. Chính vì vậy phào chỉ trang trí được ứng dụng tại nhiều nơi trong ngôi nhà nhằm tạo nên sự thu hút và đẹp mắt cho không gian.
Phào - chỉ ứng dụng trong trang trí chân tường
Phào - chỉ chân tường, đúng như tên gọi của nó là loại phào được dùng để trang trí phần tường sát sàn nhà. Ngày nay nhiều gia đình đã bắt đầu chú trọng đến trang trí cho phần chân tường. Phần chân tường đã bắt đầu được bọc tranh dán tường, bọc đá… để tăng thêm phần nổi bật của bức tường. Nhưng dùng phào chỉ cho phần chân tường có lẽ vẫn là tối ưu nhất.
Phào chỉ thường dùng cho chân tường là phào chỉ gỗ với họa tiết và đường vân đơn giản để tạo điểm nhấn cho bức tường thêm thu hút.
Phào – chỉ ứng dụng trong trang trí trần nhà
Trần nhà là một điểm nhấn không thể thiếu giúp ngôi nhà thể hiện sự sang trọng. Khi thiết kế và tiến hành thi công ngôi nhà, người thiết kế vẫn luôn có bản thiết kế trần nhà riêng sao cho phù hợp với phong cách không gian nhà. Chính vì vậy mà phào trần cũng là loại phào chỉ được thiết kế cầu kỳ nhất với những đường viền, đường gờ có hoa văn tỉ mỉ, tinh tế, xa hoa. Tùy vào thiết kế của không gian nhà, mà chất liệu và hoa văn trên phào trần cũng được điều chỉnh.
Với không gian mang phong cách hiện đại thì phào chỉ được ưu tiên lựa chọn đó là phào trần thạch cao. Với thiết kế đơn giản, giản lược tối đa họa tiết, màu sắc tươi sáng, màu chủ đạo cho phong cách này chính là màu trắng.
Với phong cách thiết kế cổ điển, thì phào chỉ gỗ lại rất được ưa chuộng. Phào chỉ gỗ được làm từ gỗ tự nhiên hoặc gỗ công nghiệp MDF, với hoa văn được chạm trổ trực tiếp trên bề mặt phào, rất tỉ mỉ, tinh xảo tạo nên sự sang trọng, quý tộc cho không gian của bạn. Màu sắc thịnh hành cho phong cách cổ điển đó là màu vàng kim, màu bạc, đồng ánh kim… Những màu của giới quý tộc, vua chúa thời phong kiến xưa.
Quý vị có thể xem thêm:
Phòng Chủ Tịch – Laman’t Cafe Q3, 22 Võ Văn Tần, P.6, Q3. Tp...
Nhà Anh Định Tây Ninh
Villa Ms. Huyền – Q.Tân Bình, Tp. HCM
Với phong cách Tân Cổ Điển lại là sự giao thoa giữa sự nhẹ nhàng, tinh tế của phong cách hiện đại, hòa cùng sự lộng lẫy, quyền lực của phong cách Cổ Điển. Tất cả tạo nên sự mới mẻ nhưng không kém phần sang trọng cho không gian mang phong cách Tân Cổ Điển. Với phong cách Tân Cổ Điển thì phào chỉ PU là lựa chọn số 1. Chẳng phải vậy mà người ta vẫn hay gọi phào chỉ PU với cái tên phào chỉ Tân Cổ Điển. Dù ra đời sau phào chỉ thạch cao, nhưng mẫu mã của phào chỉ PU khá đa dạng. Phào chỉ PU được ứng dụng công nghệ sản xuất hiện đại, cải thiện những hạn chế mà phào chỉ thạch cao gặp phải nên tính linh hoạt khá cao.
Phào chỉ dùng cho phong cách Tân Cổ Điển thường có hoa văn khá mềm mại, không quá cầu kỳ nhưng vẫn toát lên cái khí chất. Màu sắc phào chỉ thường được sử dụng trong phong cách này chính là những gam màu trung tính: Xám, kem, pastel…..
Với phong cách thiết kế Đông Dương, phào gỗ sẽ lên ngôi. Phong cách thiết kế Đông Dương là sự nhiệt đới hóa phong cách thiết kế của pháp, bằng cách đưa vào không gian nội thất những đặc trưng dân tộc như: Bàn – ghế mộc, đồ thủ công mỹ nghệ, nội thất được làm từ cói… trên khung sườn thiết kế của Pháp. Tại đây, phào gỗ sẽ là điểm nhấn cho bức tường mộc mạc, mang màu sắc nhiệt đới.
Phào chỉ dung trong trang trí mảng tường
Lưng tường chính là khoảng giữa của tường. Phần lưng tường khá rộng, nếu chúng ta chỉ trang trí nhà bằng mảng màu thì có vẻ hơi đơn điệu và trống trải. Sử dụng phào chỉ để khắc phục tình trạng này sẽ là một phương án khá hay và tiết kiệm chi phí. Phào lưng thường được bố trí, tạo hình trên các bức tường nhằm tô điểm cho bức tường thêm đẹp mắt và thu hút, tránh sự đơn điệu, nhàm chán. Ngoài ra, phào lưng còn như một chiếc áo giáp, giúp bức tường tránh được sự trầy xước do bị đồ nội thất và các đồ dùng khác tác động.
Phào chỉ thường được sử dụng để trang trí cho lưng tường là phào gỗ hoặc phào PU, bởi sự tiện lợi, linh hoạt với mọi không gian và dễ dàng trong việc thi công.
Sự kết hợp giữa phào trần và chỉ lưng
Nếu bạn muốn một không gian thể hiện được sự đẳng cấp, xa hoa, mang tinh thần của sự quý tộc thì sự kết hợp giữa phào trần và chỉ lưng sẽ đem lại cho bạn cảm giác đó. Nếu phào trần góp phần tạo không gian tinh tế, sang trọng từ phía trên, thì sự chuyển tiếp giữa các điểm tiếp giáp mà chỉ tường đem lại sẽ mở ra một không gian đa chiều cho không không gian nhà bạn.
Thông thường, sự kết hợp này thường xuất hiện tại những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách cổ điển và tân cổ điển. Thiết kế của những loại phào này thường được lấy ý tưởng liên từ những quả trứng phục sinh nối tiếp nhau tạo nên hoa văn đẹp mắt. Sự kết hợp giữa phào trần và chỉ lưng sẽ trở nên hoàn hảo hơn khi bạn kết hợp chúng với những đồ nội thất cổ điển khác. Chắc chắn sẽ khiến ngôi nhà của bạn lộng lẫy tựa như những ngôi nhà hoàng gia vậy.
Phào chỉ góc
Phào chỉ góc chính là một phiên bản khác của phào trần. Thay vì thi công cả một mảng trần thì giờ ta sẽ chỉ thi công những nơi tiếp giáp của hai bức tường cùng trần. Phào chỉ góc thường được thiết kế khá đơn giản, không có quá nhiều họa tiết cầu kỳ, hoặc được thiết kế trơn. Mục đích chính là tạo điểm nhấn cho phần trung tâm của trần.
Dùng phào chỉ làm khung tranh
Việc trang trí cho không gian nhà bằng những bức tranh đang dần trở nên phổ biến tại các gia đình. Sử dụng những bức tranh tâm đắc thể hiện ý nghĩa đẹp chắc chắn là một ý tưởng khá hay cho những bức tường lớn để tạo nên điểm nhấn cho căn phòng, có thể phòng bếp hoặc không gian phòng làm việc.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn phá cách thì có một cách khác được dùng để thay thế những bức tranh thông thường đó là chỉ khung tranh. Không còn là những bức tranh đơn thuần nữa, mà thay vào đó là những tạo hình độc đáo, mới lạ từ chỉ khung tranh. Chỉ khung tranh và những hình khối, không chỉ phù hợp với không gian mang hơi hướng hiện đại, mà còn có thể linh hoạt trong trang trí theo phong cách tân cổ điển hay phong cách thiết kế Đông Dương.
Trên đây là những cách sử dụng phào chỉ để nâng cấp không gian sống mà chúng tôi tìm hiểu và chia sẻ với các bạn. Hi vọng rằng, qua bài viết này bạn có thể tận dụng triệt để công dụng của phào chỉ để trang trí căn nhà của tôi một cách sáng tạo nhất. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về các loại phào chỉ thì hãy liên hệ đến hoặc truy cập website để hỗ trợ bạn chọn được loại phào chỉ như ý.